Đối với những người đã bước chân lâu năm vào ngành xây dựng, khái niệm mặt cắt nhà dân dụng đã quá quen thuộc. Tuy nhiên đối với những người với vào nghề, khái niệm này còn khá mới mẻ. Để có thêm kiến thức về cách vẽ mặt cắt nhà dân dụng, cùng Nhất Nghệ tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
AutoCad và Revit là 2 phần mềm được nhiều kỹ sư sử dụng để vẽ mặt cắt nhà dân dụng phổ biến nhất hiện nay.
Đầu tiên phải kể đến AutoCad, đây là phần mềm mặt cắt nhà dân dụng được ứng dụng khá phổ biến, hiệu quả mang lại rất tốt, so với phương pháp vẽ bằng tay. thì độ chính xác và thời gian thực hiện nhanh hơn rất nhiều. Tuy nhiên, với những bản vẽ yêu cầu tính chi tiết cao, AutoCad không thể hiện trọn vẹn, bắt buộc bạn phải vẽ tay.
Revit là phần mềm tiếp theo bạn cần lưu tâm. Hiện nay phần mềm này được rất nhiều người ứng dụng để học cách vẽ mặt cắt nhà dân dụng. Với phần mềm này, người dùng có thể tạo mặt cắt nhanh chóng, mô hình 3D của công trình cũng được tạo rất nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên, để thao tác phần mềm này thành thạo, đòi hỏi người dùng cần có kiến thức chuyên ngành và dành nhiều thời gian tìm hiểu các công cụ bên trong phần mềm.
Như vậy có thể nhận thấy hiện nay có rất nhiều cách vẽ mặt cắt nhà dân dụng mà bạn có thể ứng dụng vào thực tế. Tùy thuộc vào đặc tính công trình và những yêu cầu riêng của khách hàng mà nên lựa chọn cách vẽ bằng các phần mềm sao cho phù hợp.
Để biết cách vẽ mặt cắt nhà dân dụng, bạn cần hiểu được các khái niệm cơ bản trong lĩnh vực xây dựng sau. Chỉ khi hiểu khái niệm bạn mới có vẽ mặt cắt nhà dân dụng nhanh chóng, tiết kiệm được thời gian.
Mặt cắt: Mặt cắt được dùng để thể hiện toàn bộ không gian bên trong ngôi nhà, mặt cách có thể theo hướng thẳng đứng hoặc phương ngang. Mặt cắt nhà dân dụng thường được sử dụng để tái hiện công trình sau khi dựng các mặt phẳng theo đường thẳng đứng vuông góc với mặt đất. Thông qua bản vẽ mặt cách nhà dân dụng, bạn có thể xem xét tổng thể các yếu tố bên trong ngôi nhà.
Mặt bằng: Đây là bản vẽ hình chiếu của cả một công trình, bản vẽ thể hiện cả không gian bên trong lẫn bên ngoài ngôi nhà, bao gồm cả cơ sở hạ tầng bên ngoài. Hình ảnh của ngôi nhà sau sẽ được tái hiện lên một mặt phẳng nằm ngang. Nhìn vào bản vẽ mặt bằng, bạn có thể thấy những chi tiết bên trong dưới góc độ từ trần nhà xuống. Đây là một điểm cần lưu ý khi học cách vẽ mặt cắt nhà dân dụng.
Mặt đứng: Bên cạnh mặt cắt và mặt phẳng thì mặt đứng cũng được sử dụng rất nhiều. Đây là hình ảnh thể hiện hình chiếu vuông góc của một ngôi nhà theo chiều thẳng đứng. Bản vẽ mặt đứng có chiều hướng ra tuyến đường, đây cũng chính là bản vẽ quan trọng nhất, cần đảm bảo tỷ lệ chuẩn xác nhất.
Qua những thông tin vừa tìm hiểu, có thể nhận thấy bên cạnh việc học cách vẽ mặt cách nhà dân dụng, bạn cần tìm hiểu thêm cách vẽ mặt phẳng và mặt đứng để có cái nhìn toàn diện về công trình xây dựng trước khi chuyển sang giai đoạn tiếp theo. Song song với việc học cách vẽ bản vẽ thì bạn cũng nắm vững cách đọc bản vẽ xây dựng để hiểu được hết ý nghĩa bản vẽ muốn truyền tải.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn