Mỗi dự án đều sở hữu rất nhiều chi phí bao gồm từ chi phí thiết kế dự án cho đến chi phí hoàn thiện cuối cùng của dự án. Vậy bạn đã bao giờ nghe qua khái niệm “định mức chi phí thẩm tra phê duyệt quyết toán” chưa? Đây cũng là một trong những chi phí nhất định bạn không thể bỏ qua trong khâu triển khai dự án. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết định mức chi phí quan trọng này nhé!
Dựa vào quy định về quản lý, thanh toán, quyết toán dự án sử dụng vốn đầu tư công do chính phủ ban hành tại nghị định số 99/2021/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/ 2022. Chi phí thẩm tra phê duyệt quyết toán dự án được quy định như sau:
“Chi phí kiểm toán độc lập, chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán là chi phí thuộc nội dung chi phí khác trong tổng mức đầu tư được duyệt (hoặc điều chỉnh) của dự án, giá trị quyết toán vốn đầu tư công dự án hoàn thành.”
Cũng tại Nghị định số 99/2021/NĐ-CP do chính phủ ban hành được áp dụng từ ngày 01/01/2022, nội dung định mức chi phí thẩm tra phê duyệt quyết toán như sau:
“Chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán của dự án, dự án thành phần, tiểu dự án, công trình, hạng mục công trình độc lập hoàn thành là chi phí tối đa, được xác định theo giá trị quyết toán do chủ đầu tư đề nghị phê duyệt của dự án, dự án thành phần, tiểu dự án, công trình, hạng mục công trình độc lập hoàn thành nhân (x) với tỷ lệ định mức được xác định hoặc nội suy theo quy định tại điểm a, c, khoản 1 Điều 46, Nghị định 99/2021/NĐ-CP.”
Như vậy, dựa theo Nghị định 99/2021/NĐ-CP, có thể hiểu chi phí thẩm tra phê duyệt quyết toán là chi phí thuộc nội dung chi phí khác trong tổng mức đầu tư được phê duyệt hay điều chỉnh của dự án đó. Chi phí thẩm tra phê duyệt quyết toán cũng là giá trị quyết toán vốn đầu tư công dự án hoàn thành. Chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán được quy định tối thiểu là năm trăm nghìn đồng và không cộng với thuế giá trị gia tăng.
Thông thường, trong giai đoạn lập tổng mức đầu tư, chưa xác định giá trị quyết toán, chủ đầu tư có thể xác định chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán tạm thời dựa vào tổng mức đầu tư được duyệt của dự án hay loại trừ chi phí dự phòng ra để tính. Trường hợp trong giai đoạn thực hiện, quyết toán dự án, thanh toán, chủ đầu tư có thể áp dụng bảng tra định mức chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán để xác định tỷ lệ định mức và giá trị chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán một cách chính xác nhất.
Lưu ý, nếu đã thuê kiểm toán, chủ đầu tư cần phải xem xét sử dụng kết quả kiểm toán để xác định giá trị quyết toán là số liệu sau kiểm toán. Ngoài ra, cũng không áp dụng lại định mức chi phí thẩm tra phê duyệt quyết toán đã tra trong giai đoạn lập tổng mức đầu tư.
Trên đây là tất tần tật những thông tin hữu ích về vấn đề định mức chi phí thẩm tra phê duyệt quyết toán mà bài viết đã chia sẻ đến cho bạn. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào, hãy để lại bình luận ngay dưới đây để được hỗ trợ giải đáp nhanh nhất nhé!
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn