Cáp dự ứng lực là vật liệu được sử dụng phổ biến tại các công trình xây dựng hiện nay, bởi những ưu điểm vượt trội so với các loại thép truyền thống. Mục đích sử dụng của cáp dự ứng lực đa dạng trong xây dựng sẽ được bật mí trong bài viết dưới đây. Hãy cùng Nhất Nghệ tìm hiểu cáp dự ứng lực là gì và biện pháp thi công cáp dự ứng lực qua bài viết này nhé.
Cáp dự ứng lực là loại dây cáp bằng thép, được dùng làm dây trợ lực hoặc dây kéo khối bê tông. Cáp có chất lượng tốt, độ bền cao, ít bị chịu tác động từ môi trường bên ngoài. Ngày nay, cáp dự ứng lực được sử dụng nhiều trong các công trình xây dựng bởi nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với các loại thép truyền thống khác.
Cáp dự ứng lực trong thi công xây dựng được phân chia thành 3 loại chính:
Cáp dự ứng lực 12.7mm và 15.24mm: được sử dụng phổ biến trong các dự án thi công cầu đường.
Cáp dự ứng lực bện không vỏ bọc: được sử dụng trong các tòa nhà cao tầng, công trình xây dựng cầu đường…
Cáp dự ứng lực bện có vỏ bọc: ứng dụng trong hệ thống dầm sàn dự ứng lực, đường hầm… thường dùng cho kết cấu bê tông, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí thi công.
Cáp dự ứng lực có những đặc điểm vượt trội hơn so với các loại thép truyền thống:
Khả năng chịu lực cao, ứng dụng nhiều trong các công trình xây dựng lớn.
Kết cấu nhẹ giúp giảm giá thành sản phẩm, tiết kiệm chi phí số lượng nhân công, thanh gia cố, nền và lớp bọc bảo vệ.
Giảm khối lượng bê tông: Sự kéo căng nóng trong quá trình sản xuất cáp dự ứng lực tạo thành dây gần như thẳng nên không phải gia công kéo dây thẳng.
Biện pháp thi công cáp dự ứng lực được thực hiện theo quy trình các bước sau:
Bước 1: Lắp đặt và dựng khung công trình
Lắp đặt và dựng cốp pha, đà giáo.
Lắp đặt và dựng thép lớp dưới của sàn dự ứng lực.
Lắp đặt thép dự ứng lực và neo.
Lắp đặt và dựng thép lớn trên của sàn và thép đai.
Lắp đặt và dựng cáp dự ứng lực và các chi tiết đặt sẵn
Bước 2: Đổ bê tông
Đổ bê tông sàn.
Tháo cốp pha thành và khuôn neo.
Kéo căng cáp dự ứng lực.
Cắt đầu cáp dự ứng lực thừa.
Bước 3: Hoàn thiện thi công
Bảo vệ đầu neo dự ứng lực.
Tháo dỡ ván khuôn, đà giáo.
Như Nhất Nghệ đã chia sẻ ở trên, cáp dự ứng lực được sử dụng phổ biến trong ngành thi công các công trình xây dựng nhằm phục vụ các mục đích chính sau:
Ứng dụng trong việc xây dựng các công trình dân dụng, công trình thủy lợi, dự án cầu đường…
Ứng dụng trong cầu dầm I24 – I30m, cầu bê tông cốt thép, thi công theo công nghệ đúc hẫng, cầu dây văng.
Ứng dụng trong đập bê tông cốt thép, kết cấu tường chắn, kết cấu cửa đập… trong các công trình thủy lợi.
Ngoài ra, cáp dự ứng lực còn phục vụ các mục đích khác như:
Giảm ứng suất kéo; giảm thiểu tối đa độ võng, vết nứt trong kết cấu bê tông.
Giảm chiều cao tiết diện kết cấu.
Giảm khối lượng thép trong bê tông.
Giảm chi phí đầu tư vật liệu phần kết cấu trực tiếp.
Giảm chi phí hoàn thiện.
Giúp tiến độ thi công công trình nhanh chóng, đơn giản.
Tăng chiều dài cột; đồng thời bố trí linh hoạt cho mặt bằng sử dụng.
Giảm chiều cao kiến trúc mỗi tầng hoặc tăng chiều cao thông thuỷ mỗi tầng.
Hy vọng bài viết trên đây sẽ phần nào giúp các bạn hiểu hơn về cáp dự ứng lực là gì và biện pháp thi công cáp dự ứng lực. Mọi thắc mắc và cần được tư vấn, vui lòng liên hệ ngay đến Nhất Nghệ để được hỗ trợ kịp thời và đưa ra những giải pháp phù hợp nhất. Chúc các bạn luôn thành công và may mắn trên mọi lĩnh vực!
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn