Cấu tạo Tường Trong Xây Dựng Nhà Dân Dụng

Thứ tư - 13/07/2022 05:36
Cấu tạo tường trong xây dựng nhà dân dụng là gì? Phương pháp thi công ra sao? Hãy cùng Nhất Nghệ tìm hiểu qua bài viết này.

Cấu tạo tường trong xây dựng nhà dân dụng là một công đoạn quan trọng giúp ngôi nhà vững vàng và chắc chắn. Hơn nữa, việc phân loại tường cũng ảnh hưởng không nhỏ giúp ngôi nhà trở nên độc đáo hơn. Hãy cùng Nhất Nghệ theo dõi bài viết này để biết được sự đa dạng trong cấu tạo và phân loại tường.  

Phân loại tường theo mấy cách? 

Tường có nhiều cách phân loại như dựa vào vị trí, vật liệu xây dựng, phương pháp thi công, hình thức, công năng… của tường. Tuy nhiên, các kiến trúc sư thường phân loại tường theo các cách dưới đây::

Vị trí

Dựa vào vị trí ngôi nhà mà có thể phân loại tường theo 2 loại:

  • Tường trong nhà: có vai trò ngăn cách và chia không gian trong nhà thành nhiều buồng hoặc đơn giản là để chịu lực.

  • Tường ngoài nhà: có vai trò bao bọc, ngăn cản mưa, gió, cách nhiệt, cách âm, các yếu tố thời tiết khác… hoặc để chịu lực.

Vật liệu

Qua yếu tố vật liệu, người ta có thể phân loại tường theo 4 loại sau:

  • Tường đất: hay tường trình, là loại dùng đất để đúc thành tường

  • Tường đá: là dùng những phiến đá đã qua gia công hoặc chưa qua gia công để xây dựng.

  • Tường gạch: là loại phổ biến áp dụng ở đa số nhà dân dụng, dùng gạch đất nung, gạch bê tông, gạch laterit, gạch xỉ, gạch silicat ... để xây tường.

  • Tường bê tông cốt thép: là loại có thể dùng những tấm bê tông cốt thép đúc sẵn hoặc đổ bê tông tại chỗ để làm tường.

Phương pháp thi công 

Dựa vào phương pháp thi công mà các kiến trúc sư phân chia tường làm 3 loại:

  • Tường xây: đây là loại tường dùng vữa liên kết các viên gạch lại với nhau bằng tay để xây thành bức tường chắc chắn, áp dụng phổ biến với tường gạch, tường đá.

  • Tường toàn khối: Là loại tường dùng cốp pha để đổ bê tông tại chỗ hoặc đắp đất làm tường.

  • Tường lắp ghép: Là loại tường chế tạo tại công xưởng hay công trường, các tấm tường to hay nhỏ tùy theo bản vẽ thiết kế. Người thợ sẽ dùng phương pháp cơ giới hoặc bán cơ giới để lắp thành tường, liên kết giữa các tấm tường có thể là hàn, bulông hoặc toàn khối.

 

cau tao tuong
Phân loại tường theo mấy cách?

Cấu tạo tường 

Tường có kết cấu bao phủ bề mặt ngoài của ngôi nhà. Ngoài yếu tố cách âm, phòng hỏa hoạn, còn có yêu cầu chống lại các tác hại từ thiên nhiên và biến đổi khí hậu như nắng, mưa, gió, bão…. nên cần chú ý đến tường ngoài.  

Mặt khác, tường trong ở những khu vực đặc biệt như nhà vệ sinh, phòng bếp... cũng cần có cấu tạo đặc biệt để đủ khả năng hoạt động và làm việc. 

Ngoài ra, cấu tạo tường cũng cần chú trọng vào những phần như:

  • Bệ tường (hay tường móng): Là đoạn thân tường gần với mặt đất, được làm từ gạch các loại phổ biến. Để tăng khả năng chịu lực, có thể xây bệ tường dày hơn thân tường qua nguyên liệu gạch, đá, bê tông, cốt thép… Bệ tường có thể ≤ 3-5cm so với thân tường nhằm thoát nước mưa tốt hơn. 

Ngoài ra, người thợ sẽ có biện pháp làm hệ thống rãnh thoát nước hoặc hệ thống nền dốc để thoát nước mưa tốt hơn và bảo vệ thân tường không bị ẩm ướt. 

  • Thềm nhà và rãnh thoát nước quanh nhà: Thềm nhà nên hạn chế làm bằng gạch vì nước bẩn ngấm vào sẽ dễ bị vỡ gạch do ẩm thấp. Mà bạn nên dùng các nguyên vật liệu bằng đá, bê tông, xi măng sẽ giúp hạn chế nước ngấm vào tường. Thềm nhà có nhiệm vụ dẫn nước mưa, nước bẩn ra xa công trình đến hệ thống thoát nước tổng.

  • Giằng tường: Thường được bố trí phía trên lỗ cửa sổ, cửa ra vào và giữa các chiều cao tầng nhà. Kết cấu tăng độ cứng cho tường theo chiều ngang, có khả năng chống chịu lún sụt không đều, chống nứt, chống xé tường. Tùy vào chiều cao của tường, đo đạc sao cho phù hợp với không gian làm việc.

Thiết kế giằng tường bằng cách đo kích thước, cứ khoảng 3-4m tường cao thì làm một giằng tường tạo thành vành đai bảo vệ xung quanh nhà kể cả những vị trí bất tiện nhất.  

Ngoài ra, cấu tạo tường còn có các bộ phận: bệ cửa sổ, ngạch cửa đi, thân tường hai bên lỗ cửa (cửa có khuôn và không có khuôn), mái hắt, lanh tô, ô văng đỉnh tường… Có thể nói, một bức tường nhìn bề ngoài đơn giản nhưng cấu tạo vô cùng phức tạp, nên nếu không để ý sẽ rất dễ mắc sai lầm trong quá trình xây dựng.

image 14
Cấu tạo tường

Cấu tạo mặt tường 

Mặt tường có vai trò bảo vệ thân tường như chống lại các ảnh hưởng của thời tiết, biến đổi khí hậu cùng nhiều tác nhân vật lý, hoá học hay những tác động phá hoại khác do con người gây nên. Thêm vào đó, mặt tường còn giúp trang trí ngôi nhà, cách nhiệt, cách âm và giữ vệ sinh cho công trình xây dựng.

Mặt tường có cấu tạo bao gồm: mặt tường ngoài và mặt tường trong. Cụ thể: 

  • Mặt tường ngoài: Có thể chia ra làm 2 loại sau:

    • Mặt tường không trát: Không trát vữa khi xây gạch trần, khiến cho mạch vữa lồi lõm mất thẩm mỹ. Mặt tường phải xây thẳng, mạch vữa phải thẳng đều, lớp vữa xây mác cao 50 - 75 để chống thấm nước, dùng gạch chất lượng tốt, vuông vắn, không cong vẹo hay sứt mẻ. Ứng dụng nhà có yêu cầu nghệ thuật cao, nhà tạm, dùng gạch mộc .

    • Mặt tường trát: Gồm 2 lớp: Lớp trát thứ nhất làm phẳng sơ bộ mặt tường, đợi khô rồi trát lớp thứ hai, tổng độ dày các lớp trát khoảng 15-20mm. Có thể trát thông thường, trát bằng đá granite hoặc đá rửa. Nếu cần chống thấm thì trát 2 lớp, đầu tiên trát vữa xi măng mác 50-75 khía quả trám, sau đó trát lớp thứ hai, rồi đánh màu bằng xi măng nguyên chất để chống thấm. Thường áp dụng ở các mặt hè rãnh, máng nước, khu vệ sinh, bể nước...

  • Mặt tường trong: Do yêu cầu vệ sinh tường nên dùng tường trát vữa, bạn cần lưu ý một số điểm như:

    • Ở khu vực có nước (nhà vệ sinh, nhà tắm…): Nên dùng vữa xi măng trát cao hay có thể ốp gạch tráng men để chống thấm.

    • Ở góc tường: trát vữa bằng xi măng mác cao để tránh vết nứt, sứt mẻ.

    • Ở chân tường: trát vữa xi măng hoặc ốp gạch men, nẹp gỗ.

Trên đây là cấu tạo tường trong xây dựng nhà dân dụng và những điểm cần lưu ý. Hy vọng bài viết này giúp ích cho các bạn khi có nhu cầu xây nhà hay sửa chữa tường nhà. Nhất Nghệ chúc các bạn một ngày tốt lành và gặp nhiều may mắn!

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
Huỳnh Nhất Linh
Huỳnh Nhất Linh
Huỳnh Nhất Linh – Nhà đào tạo, người truyền cảm hứng cho Kỹ sư Xây dựng. Huỳnh Nhất Linh 17 năm kinh nghiệm hoạt động xây dựng, đào tạo và tư vấn.

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây