Nhắc về độ bền cao thì không có bất kỳ loại trần nào có thể vượt mặt được trần thạch cao cả. Tuy nhiên, để có được biết được tiêu chuẩn nghiệm thu trần thạch cao không phải ai cũng biết. Vì vậy trong bài viết sau đây, Nhất Nghệ sẽ chia sẻ đến các bạn các thông tin cần thiết về loại trần này nhé
Để biết được tiêu chuẩn nghiệm thu trần thạch cao, trước tiên chúng ta phải tìm hiểu trần thạch cao là gì. Trần thạch cao được cấu tạo bởi tấm thạch cao, sau đó tấm này được đảm bảo bằng hệ thống khung xương chắc chắn liên kết với các kết cấu chính ở các tầng trên.
Để có được thành phẩm là trần thạch cao, cần sự kết hợp của các loại vật liệu, trong đó sẽ có khung xương vữa, tấm thạch cao, màu sắc và các vật liệu khác, bao gồm:
Khung xương thạch cao có tác dụng là khung trụ chính, là chỗ bám để treo các tấm thạch cao lên.
Tấm trần thạch cao giúp tạo mặt phẳng cho trần, được liên kết với hệ khung nhờ các vít chuyên dụng.
Lớp sơn bả giúp tạo tạo độ nhẵn mịn, tạo vẻ đẹp cho trần nhà.
Một vài loại trần thạch cao được sử dụng rộng rãi dạo gần đây. Các bạn có thể tham khảo như sau:
Trần thạch cao nổi
Ưu điểm lớn nhất của trần thạch cao nổi là dễ thi công, dùng để che khuyết điểm của các công trình như các chi tiết, đường dây điện, ống nước,... Chính vì vậy, trần nổi được sử dụng rộng rãi trong bệnh viện, trường học, trung tâm thương mại,...
Trần thạch cao chìm
Là loại trần nhà có cấu tạo hệ khung xương được ẩn giấu hoàn toàn phía trên của các tấm thạch cao. Do đó khi nhìn bình thường, bạn sẽ không nhìn thấy các khung xương ẩn đằng sau các tấm thạch cao. Chính vì thế giúp trần nhà trở nên sang trọng và lịch sự hơn.
Trong đó các khung xương được ghép bằng những khung định hình nhôm kẽm chữ U, được kết nối thành khung xương hoàn chỉnh.
Đối với những công trình có bản vẽ hoàn chỉnh về trần thạch cao, cần phải có giai đoạn duyệt trước khi giao hàng. Đây là một yêu cầu cần thiết để xem xét các tiêu chuẩn nghiệm thu trần thạch cao.Sau đây là một vài bước thi công để trần thạch cao đạt chuẩn:
Bước 1: Cần phải xác định được độ cao chính xác của trần nhà.
Bước 2: Cố định lại phần khung của trần thạch cao.
Bước 3: Phân chia khoảng cách thích hợp giữa thanh chính và phụ.
Bước 4: Móc, nối giữa các điểm khoảng chừng 1200 - 1220mm.
Bước 5: Lắp đặt thanh chính và thanh phụ vào những lỗ mộng nhằm đảm bảo được kích thước của thiết kế.
Bước 6: Tự điều chỉnh sao cho khung và mặt bằng của khung bằng phẳng.
Để có cái nhìn tổng thể về tiêu chuẩn nghiệm thu trần thạch cao tốt nhất, chúng ta sẽ xem qua những điểm như sau:
Tiêu chuẩn đầu tiên để xét trần thạch cao có đạt chuẩn hay chưa chính là độ an toàn của nó khi sử dụng. Bởi không một khách hàng nào muốn sử dụng loại trần không có chất lượng. Do đó, bạn phải kiểm tra lại toàn bộ trình tự của công trình, để xem trần thạch cao đã đạt chuẩn nghiệm thu hay chưa.
Tiêu chuẩn thứ hai là độ bền, để chắc chắn trần thạch cao đã đủ độ chắc chắn cũng như khung xương được đặt đúng vị trí, bạn nên dùng một đồ vật có khối lượng 50kg. Nếu trần thạch cao chịu được sức nặng của vật trên, thì trần đã đạt đủ về chất lượng độ bền.
Tiêu chuẩn thứ ba là tính thẩm mỹ, trước khi giao cho khách hàng bạn nên chắc chắn rằng trần thạch cao đã được dọn dẹp sạch sẽ, không bám bất kỳ bụi bẩn nào. Hãy chắc chắn rằng trần không bị loang màu hay có bất kỳ vết nứt nào cả.
Cuối cùng là tiêu chuẩn về thông số kỹ thuật. Trần thạch cao phải đạt được độ cao dưới 10mm, có độ phẳng ngang hoặc bằng 2mm, độ kín mép - độ khít của nẹp - độ khít mối nối phải dưới 1mm. Nếu trần thạch cao của bạn đạt đủ các thông số trên, thì trần đã đạt đủ tiêu chuẩn.
Trần thạch cao tiêu chuẩn cần đáp ứng 3 tiêu chí đẹp, an toàn và độ bền
Trên đây, Nhất Nghệ đã chia sẻ cho các bạn biết về kinh nghiệm tiêu chuẩn nghiệm thu trần thạch cao. Hy vọng bài viết trên, mọi người có thêm kiến thức mới cho bản thân, cũng như đảm bảo được chất lượng khi thi công về trần thạch cao.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn