Dự toán xây dựng nhà ở là công đoạn cần thiết và quan trọng trước khi tiến hành thi công mà cả gia chủ lẫn đơn vị thi công phải thực hiện. Nắm vững được 3 cách tính dự toán xây dựng nhà ở dưới đây sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí và cân đối ngân sách một cách hiệu quả. Hãy cùng Nhất Nghệ tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết sau đây nhé!
Một trong 3 cách tính dự toán xây dựng nhà ở là tính theo mét vuông. Cách làm này được rất nhiều chủ đầu tư và đơn vị thi công sử dụng vì sự đơn giản, nhanh chóng và tiện lợi mà nó mang lại.
Để thực hiện phương pháp này, bạn cần tính được diện tích từng phòng ốc trong căn nhà của mình bao gồm cả tầng lầu, sân thượng, mái hiên. Ngoài ra, bạn cần tham khảo giá cả thi công của nhiều đơn vị để có cơ sở lựa chọn, so sánh nhằm tối ưu chi phí nhất.
Hiện nay, giá xây thô áp dụng cho nhà phố và nhà biệt thự tại các thành phố lớn rơi vào khoảng 2.500.000 - 3.500.000 VNĐ/mét vuông tùy theo quy mô và yêu cầu công trình. Bên cạnh đó, giá xây nhà trọn gói dao động ở khoảng 4.500.000 - 7.000.000 VNĐ/mét vuông phụ thuộc vào quy mô công trình cũng như chủng loại vật tư mà bạn lựa chọn.
Đây là một trong 3 cách tính dự toán xây dựng nhà ở thường gặp nhất. Diện tích thi công được xem là tiêu chí quan trọng nhất để dự toán xây dựng nhà ở. Diện tích càng lớn, hạng mục thi công càng nhiều, chi phí xây dựng sẽ càng cao. Tuy nhiên, cách tính này rất hạn chế cho những công trình có kiến trúc sân thượng lớn, hiên nhà rộng. Để khắc phục nhược điểm này, nhiều đơn vị thi công đã áp dụng cách tính như sau:
Tầng trệt và tầng lầu: áp dụng 100% mức giá.
Phần mái: áp dụng 30% mức giá nếu là mái tôn, 50% mức giá nếu là mái bằng, 70% mức giá nếu là mái ngói.
Sân: áp dụng 50% mức giá.
Phần móng là bộ phận quan trọng và chính yếu nhất của bất kỳ công trình nào. Bởi lẽ, đây là nơi chịu toàn bộ tải trọng của phần kiến trúc bên trên. Do đó, việc dự toán xây dựng nhà ở theo móng nền cũng sẽ phức tạp và hạn chế hơn.
Theo đó, nếu móng nền của bạn là móng băng, dự toán chi phí cho công trình này sẽ được tính là 50% của tích số đơn giá phần thô với tổng diện tích tầng một. Còn đối với móng cọc, ngoài phần chi phí này, bạn còn phải chịu ảnh hưởng bởi số lượng và chiều dài cọc, chi phí cho nhân công ép cọc (trong trường hợp bạn sử dụng móng cọc ép tải cho công trình của mình).
Do đó, bạn cần cân nhắc thật kỹ với nhà thầu xây dựng để đưa ra phương án thi công hợp lý và đảm bảo kinh tế nhất. Mục tiêu là đảm bảo cho công trình của bạn kiên cố, vững chắc, chất lượng mà chi phí được giảm thiểu tối đa.
Trên đây là 3 cách tính dự toán xây dựng nhà ở mà Nhất Nghệ muốn gửi đến bạn. Hy vọng thông tin trong bài sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong việc tính toán, dự phòng kinh phí xây dựng cho công trình của mình một cách hiệu quả.
Một lưu ý nhỏ là các thông tin dự toán trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Trong quá trình thi công có thể sẽ phát sinh thêm nhiều chi phí khác so với ban đầu. Do đó, hãy giám sát và tính toán thật cẩn thận và kỹ lưỡng nhé! Chúc các bạn thành công!
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn