Các nhà thầu cần biết tiêu chuẩn an toàn thi công xây dựng để đảm bảo chất lượng, tiến độ và an toàn lao động. Đây là điều vô cùng quan trọng khi thực hiện công trình. Dưới đây là một số tiêu chuẩn an toàn thi công mà bạn cần biết.
Khái niệm an toàn thi công xây dựng được hiểu là đảm bảo an toàn cho lao động trong thi công nhà ở, nhà cao tầng, công trình công cộng…
Theo thông tư 04/2017/TT-BXD quy định về quản lý an toàn lao động cũng nêu rõ khái niệm an toàn thi công xây dựng. Nội dung này được hiểu là giải pháp phòng, chống tác động nguy hiểm nhằm bảo đảm không làm ảnh hưởng sức khỏe và tính mạng đối với con người. Đồng thời, ngăn ngừa các sự cố gây mất an toàn cho lao động trong quá trình xây dựng công trình.
Tiêu chuẩn an toàn thi công xây dựng bao gồm các quy định sau:
Các quy định về an toàn khi xây dựng công trình bao gồm các công tác an toàn trong xây dựng, bộ phận quản lý an toàn xây dựng, hồ sơ an toàn trong xây dựng, kiểm định an toàn xây dựng, giám sát… Các quy định này đều được nêu rõ trong:
Luật Xây dựng 50/2014/QH13
Luật An toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13
Thông tư số 04/2017/TT-BXD Quy định về quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình
Các biện pháp và cách xử lý về an toàn lao động đều phải được hướng dẫn và tổ chức tập huấn nhằm xây dựng văn hóa trong doanh nghiệp.
Trách nhiệm của người quản lý, giám sát trong quy định bảo đảm an toàn lao động cụ thể bao gồm:
- Triển khai thực hiện kế hoạch và phương án đảm bảo an toàn lao động đã được chủ đầu tư chấp thuận.
- Hướng dẫn người lao động về các yếu tố gây nguy hiểm, và các biện pháp bảo đảm an toàn khi lao động.
- Bắt buộc người lao động phải sử dụng các thiết bị an toàn và giám sát việc thực hiện biện pháp an toàn của người lao động.
- Thực hiện quản lý số lượng người lao động trên công trường
Nếu phát hiện hành vi vi phạm các tiêu chuẩn an toàn lao động hoặc thấy có nguy cơ xảy ra mất an toàn thì phải có phương án xử lý kịp thời và theo quy định đã có.
Quyết định tạm dừng thi công nếu có sự cố gây mất an toàn trong xây dựng.
Đình chỉ các cá nhân không tuân thủ biện pháp an toàn hoặc vi phạm các quy định về sử dụng thiết bị bảo vệ an toàn và báo cáo cho cấp trên.
Chủ động tham gia giải cứu người lao động và khắc phục tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động.
2.3. Quy định trách nhiệm của nhà thầu
Đối với trách nhiệm của nhà thầu trong việc bảo đảm an toàn trong xây dựng quy định tại Luật xây dựng mới nhất 2013 và chi tiết tại điều 4 Thông tư 04/2017-TT-BXD như sau:
- Làm đề xuất và thực hiện các biện pháp bảo vệ an toàn cho người lao động và các thiết bị trong công trình xây dựng. Các biện pháp phải được kiểm định vệ an toàn trước khi được áp dụng.
- Thành lập bộ phận quản lý an toàn lao động theo tiêu chuẩn được quy định tại Điều 36 Nghị định 39/2016/NĐ-CP bao gồm: số lượng người và tiêu chuẩn người quản lý an toàn lao động.
- Kiểm tra thường xuyên công tác quản lý an toàn trong thi công xây dựng công trình để đảm bảo an toàn cho người lao động
- Lập biện pháp thi công chi tiết đối với từng công việc đặc thù, có nguy cơ mất an toàn lao động cao.
- Dừng thi công khi phát hiện nguy cơ cao xảy ra tai nạn hoặc sự cố gây mất an toàn lao động và có biện pháp khắc phục để đảm bảo an toàn trước khi tiếp tục thi công.
- Khắc phục hậu quả tai nạn lao động, xử lý sự cố gây mất an toàn trong quá trình thi công công trình.
- Báo cáo chủ đầu tư về công tác quản lý an toàn về lao động theo quy định của hợp đồng xây dựng và các nội dung khác.
Các tiêu chuẩn an toàn thi công xây dựng đều được quy định rõ trong các văn bản pháp luật. Các chủ đầu tư cần phải tuân thủ nghiêm ngặt để bảo vệ an toàn lao động và thi công một cách hiệu quả.C
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn