Giải pháp hữu hiệu nhất để có thể đảm bảo duy trì sự an toàn và tiến độ làm việc bình thường của công trình xây dựng chính là việc bảo trì công trình xây dựng. Tuy nhiên lại ít ai hiểu rõ các quy định về bảo hành công trình, hôm nay, Nhất Nghệ sẽ giúp bạn đọc nắm rõ các quy định về bảo hành công trình mới nhất năm 2022.
Theo quy định của Luật Xây dựng năm 2020 và Nghị định số 46/2015/NĐ-CP, việc bảo hành công trình xây dựng được quy định như sau:
- Nhà thầu phải chịu trách nhiệm bảo hành công trình xây dựng theo yêu cầu của riêng các hạng mục xây dựng bao gồm: khắc phục, sửa chữa, và hoàn thiện yêu cầu của chủ đầu tư.
– Nhà thầu cung ứng thiết bị thì trách nhiệm bảo hành công trình với các yêu cầu như thay thế thiết bị hư hỏng, sai sót, khiếm khuyết xuất phát lỗi từ nhà thầu cung ứng thiết bị công nghệ gây ra.
- Nhà thầu có trách nhiệm thi công, bảo hành, cung ứng thiết bị và chịu mọi chi phí liên quan đến việc công trình thi công xảy ra những sự cố, hỏng hóc, khiếm khuyết mà chủ đầu tư đã phát hiện và báo cáo lên.
- Quy định về nguyên tắc bồi thường, nhà thầu sẽ có quyền từ chối bảo hành công trình xây dựng nếu như những sự cố, hư hỏng đó không phải lỗi do nhà thầu tác động. Ngược lại, chỉ cần một sai sót nhỏ do lỗi của nhà thầu và được chủ sở hữu, người quản lý thông báo thì nhà thầu phải chịu trách nhiệm hoặc thuê tổ chức, cá nhân khác thực hiện.
- Khi đã kết thúc thời gian bảo hành, nhà thầu sẽ có trách nhiệm lên bản báo cáo, yêu cầu chủ đầu tư đảm bảo công tác bảo hành công trình, dự án. Khi và chỉ khi có xác nhận từ đối phương, quá trình bảo hành của nhà thầu mới được xem như hoàn tất.
- Cần tuân thủ những quy định về việc vận hành và bảo trì công trình xây dựng trong lúc khai thác và sử dụng công trình. Tránh tuyệt đối gây ra những hư hỏng, sai sót dẫn đến kết quả thiệt hại cho người sử dụng và có thể sẽ không nhận được khoản chi phí bảo hành từ nhà thầu.
- Chủ đầu tư có nhiệm vụ sẽ kiểm duyệt lại công tác bảo hành của nhà thầu xây dựng công trình và nhà thầu cung ứng thiết bị theo hợp đồng đã ký kết từ trước đó. Khi nhà thầu bảo hành xong thì chủ đầu tư cũng phải nghiệm thu theo quy định đã đặt ra.
Theo Nghị định số 46/2015/NĐ-CP đã quy định, nhà thầu thi công và nhà thầu cung ứng thiết bị chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư về việc bảo hành do mình thực hiện, cụ thể như sau:
Công trình, hạng mục công trình cấp đặc biệt và cấp I: không ít hơn 24 tháng
Công trình, hạng mục công trình cấp còn lại: không ít hơn 12 tháng
Nhà ở: tính theo thời gian bảo hành theo quy định của pháp luật về nhà ở
Một số hạng mục công trình riêng, chủ đầu tư có thể thỏa thuận với nhà thầu thề thời gian bảo hành tùy vào điều kiện cụ thể. Mặt bằng chung, thời gian cũng sẽ không ít hơn thời gian bảo hành quy định trên.
Các hạng mục công trình trong quá trình thi công có sai sót về chất lượng hay sự cố sau khi nhà thầu khắc phục thì thời gian bảo hành có thể kéo dài hơn trên sự thỏa thuận giữa chủ đầu tư với nhà thầu.
Theo như quy định tại Điều 115 Luật Xây Dựng 2020 về quy định bảo hành công trình xây dựng, cụ thể như sau:
“1. Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm bảo đảm an toàn cho con người, công trình xây dựng, tài sản, thiết bị, phương tiện trong quá trình thi công xây dựng công trình, phòng, chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường”.
Nhà thầu thi công xây dựng cho bạn cần phải có trách nhiệm bảo hành cho gia đình bạn, và bao gồm các điều khoản nội dung bảo hành như sau: khắc phục, sửa chữa, thay thế thiết bị hỏng hóc, không nguyên vẹn do lỗi của nhà thầu gây ra. Và việc bạn yêu cầu người thầu chịu các khoản chi phí trên là hợp lý.
Với những thông tin liên quan đến quy định về bảo hành công trình mới nhất năm 2022, chúng tôi chúc bạn hoàn thành tốt công việc của mình và chân thành cảm ơn vì đã theo dõi bài viết.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn