Thi công xây dựng chắc chắn không tránh khỏi tình trạng các vật tư bị dư thừa và không thể sử dụng được, gây lãng phí và ảnh hưởng đến chất lượng công trình. Để giảm thiểu được vấn đề này, nhà quản lý cần phải kế hoạch đảm bảo quá trình được cụ thể và rõ ràng.
Bài viết dưới đây, Nhất Nghệ sẽ đưa ra cho bạn đọc tổng hợp các quy trình quản lý vật tư tại công trường hiệu quả nhất nhé!
Quy trình quản lý vật tư tại công trường vô cùng quan trọng nhằm mục đích chứng minh được doanh nghiệp liệu có đang hoạt động một cách hiệu quả và năng suất hay không. Việc tổng hợp được các quy trình quản lý giúp ích được cho tổ chức có thể tối ưu được nguồn hàng xuất nhập đồng thời tiết kiệm được những chi phí không cần thiết loại bỏ những vật phẩm hư hỏng, không sử dụng được.
Quy trình mua hàng đem lại lợi ích có thể lựa chọn số lượng hàng lớn, rẻ và vẫn chất lượng theo yêu cầu. Bên cạnh, tiết kiệm tối ưu chi phí cần và đủ khi cắt giảm được chi phí bất biến và bảo đảm cho nguồn kho hàng luôn có sẵn ở công trường.
- Đơn vị nào cần cung cấp thêm vật tư để đáp ứng thi công công trường, cần lập đề nghị mua hàng là “Giấy đề nghị cấp vật tư”, sau đó gửi về Phòng vật tư.
- Phòng vật tư có nhiệm vụ kiếm tìm, chọn lọc nhà cung cấp phù hợp để đáp ứng nhu cầu cần thiết: chất lượng, nguồn gốc, số lượng, giá cả và phân loại tương ứng.
- Khi hoàn thành cần xác nhận bản đánh giá duyệt hàng lên Giám đốc vật tư và kế toán cân nhắc. Nếu Giám đốc có đề xuất gì thêm thì phòng vật tư cần xem xét và trình lại giấy.
- Chuyển giao dịch hàng hóa bằng hình thức tiền mặt hoặc chuyển khoản đều được và cần lập bản kê chi tiết và đưa lên cấp trên duyệt.
- Khi di chuyển hàng hóa về kho cần kiểm tra kỹ càng tránh những sai sót về sau.
Mục đích
Quản lý vật tư trong kho là đưa ra nội dung, trình tự, cách thức và trách nhiệm của việc thực hiện công tác quản lý vật tư gồm: tiếp nhận, nhập kho, lưu kho, bảo quản và cấp phát vật tư phục vụ công trình của công ty.
- Để tiếp nhận hàng thì thủ kho vật tư sẽ cần chuẩn bị điều kiện kho bãi và thẻ kho,...
- Đến khi vật tư đã được chuyển về, thủ kho tiến hành kiểm kê số lượng, chất lượng, phân loại,...trước khi nhập chúng vào kho. Với vật tư không đạt yêu cầu sẽ tách chúng riêng và chờ xử lý sau.
- Sắp xếp ngăn nắp vật tư đúng nơi quy định trong kho, luôn phải cập nhật số liệu và báo cáo tồn kho.
- Công việc trao đổi giữa Giám sát kho, Giám đốc và thủ kho sẽ được tiến hành liên tục về việc báo cáo các đầu công việc liên quan tới kế hoạch thi công: xác nhận số lượng giao, cập nhật tồn kho theo tháng, dự toán vật liệu công trình, số liệu thực tế tại kho,...
Mục đích
Quy trình quản lý vật tư thừa nhằm mục đích bảo đảm toàn bộ phế đầu mẩu,...phát sinh trong giai đoạn thi công được gom lại và xuất bán theo quy định và hiệu quả thu hồi một số vốn để trang trải tiền sinh hoạt.
- Nhân viên phòng vật tư có nhiệm vụ đảm bảo và tối đa hóa các phế liệu phát sinh trong kho, công ty
- Các quy định về khối lượng phế liệu phải được làm rõ; những người có liên quan sẽ cùng thực hiện ký kết trong biên bản
- Thủ kho sẽ là người cập nhật, theo dõi số liệu về nhập liệu mỗi ngày.
- Giám đốc có trách nhiệm phê duyệt mua hàng và thủ kho vật tư sẽ lập báo cáo về số lượng nhập xuất kho phế liệu theo ngày đó.
Quy trình quản lý vật tư tại công trình đóng vai trò rất hữu ích cho những ai có nhu cầu giám sát và theo dõi công trình. Mong rằng bài viết trên đã giải đáp thỏa đáng thắc mắc của bạn đọc.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn