Việc hiểu rõ về quy trình quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình giúp việc đảm bảo về mặt kỹ thuật, chất lượng và mỹ thuật công trình được triển khai và thực hiện theo đúng yêu cầu, chỉ dẫn cụ thể tăng tính hiệu quả và đẩy nhanh tiến độ công việc.
Bài viết dưới đây, Nhất Nghệ giới thiệu tới bạn đọc về quy trình quản lý chất lượng thi công xây dựng đơn giản, dễ hiểu nhất nhé!
Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình được hiểu là những hoạt động quản lý với sự tham gia của các chủ thể hoạt động xây dựng dựa theo căn cứ của Nghị định số 06/2021 NĐ/CP và các văn bản pháp luật khác. Quy trình liên quan tới việc thực hiện đầu tư xây dựng công trình và khai thác, sử dụng công trình/dự án với mục đích đảm bảo được các yêu cầu chất lượng và an toàn cho công trình.
Điểm qua một số văn bản quy định chất lượng thi công xây dựng công trình, cụ thể:
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 28 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật An toàn, vệ sinh lao động ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20 tháng 11 năm 2018;
Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Đấu Thầu có hiệu lực ngày 01 tháng 03 năm 2022
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng; Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng.
Căn cứ theo Nghị định 06/2021 NĐ/CP quy định về quy trình quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình, cụ thể như sau:
Bước 1: Nhận mặt bằng thi công xây dựng từ chủ đầu tư ; triển khai việc quản lý công trường xây dựng.
Bước 2: Quản lý chất lượng của vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình xây dựng.
Bước 3: Quản lý thi công xây dựng công trình của nhà thầu.
Bước 4: Kiểm tra tiến độ thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư, kiểm tra và nghiệm thu công việc xây dựng trong quá trình thi công xây dựng công trình.
Bước 5: Giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế trong quá trình thi công xây dựng công trình.
Bước 6: Thí nghiệm đối chứng, thử nghiệm khả năng chịu lực của kết cấu công trình và kiểm định xây dựng trong quá trình thi công xây dựng công trình.
Bước 7: Nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng, bộ phận công trình xây dựng (nếu có).
Bước 8: Nghiệm thu hạng mục công trình, công trình hoàn thành để đưa vào khai thác, sử dụng.
Bước 9: Bắt đầu kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu có).
Bước 10: Thiết lập và lưu giữ lại hồ sơ hoàn thành dự án/công trình
Bước 11: Hoàn trả mặt bằng.
Bước 12: Cuối cùng, hoàn tất công việc quản lý bằng cách bàn giao công trình xây dựng.
Trên đây là những thông tin liên quan nhất cho vấn đề trên, hy vọng rằng sẽ giúp ích cho quá trình làm việc của quý độc giả. Rất cảm ơn mọi người vì đã ủng hộ và theo dõi bài viết của chúng tôi.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn