Dự toán gói thầu thi công xây dựng giúp cho chủ thầu dự tính nguồn vốn cần phải có để hoàn thành dự án. Vậy theo quy định của pháp luật hiện hành, dự toán về gói thầu thi công xây dựng được xác định như thế nào? Hãy cùng Nhất Nghệ tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Dự toán gói thầu thi công xây dựng là dự tính toàn bộ chi phí cần thiết để thi công xây dựng các công trình. Bao gồm các công việc, hạng mục công trình xây dựng thuộc phạm vi thực hiện của gói thầu thi công công trình.
Theo quy định tại Nghị định 68/2019/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng thì dự toán gói thầu xây dựng bao gồm:
– Dự toán gói thầu xây dựng riêng biệt là dự tính các hạng mục thi công xây dựng, mua sắm thiết bị,lắp đặt thiết bị công trình, tư vấn đầu tư xây dựng, các khoản mục chi phí khác;
– Dự toán gói thầu hỗn hợp sẽ bao gồm các gói thầu: thiết kế và thi công xây dựng; mua sắm vật tư (EC), thiết bị và thi công xây dựng (PC); dự toán gói thầu thiết kế – mua sắm vật tư, thiết bị – thi công xây dựng (EPC); xây dựng dự án – thiết kế – mua sắm vật tư, thiết bị – thi công xây dựng (chìa khóa trao tay).
Dự toán gói thầu thi công dựa theo hướng dẫn về xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành gồm các chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp, thuế, chi phí dự phòng…
Chi phí trực tiếp gồm các chi phí sau:
Chi phí vật liệu (kể cả vật liệu do chủ đầu tư cấp);
Chi phí nhân công;
Chi phí máy và thiết bị thi công được xác định trên cơ sở khối lượng các công việc xây dựng và giá xây dựng công trình.
Chi phí dự phòng là khoản dự trù cho các yếu tố công việc phát sinh và chi phí chệnh lệch giá cả thị trường (trượt giá) trong thời gian xây dựng công trình. Cụ thể như sau:
Chi phí dự phòng cho yếu tố công việc phát sinh được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên tổng chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và chi phí khác.
Chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá được xác định trên cơ sở thời gian xây dựng công trình; thời gian thực hiện gói thầu; kế hoạch thực hiện dự án; kế hoạch lựa chọn nhà thầu; kế hoạch bố trí vốn và chỉ số giá xây dựng (tính bằng tháng, quý, năm) phù hợp với loại công trình xây dựng có tính đến các khả năng biến động giá trong nước và quốc tế.
Theo quy định tại Điều 135, Luật Xây dựng 2014 sửa đổi, bổ sung 2020, dự toán gói thầu thi công được quy định như sau:
Dự toán xây dựng là chi phí cần thiết để xây dựng công trình, thực hiện gói thầu, công việc xây dựng được xác định trên cơ sở khối lượng tính toán từ thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, yêu cầu công việc phải thực hiện và định mức giá xây dựng.
Quy định dự toán xây dựng bao gồm toàn bộ chi phí về xây dựng, thiết bị, quản lý dự án, tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác và dự phòng.
Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức thẩm định bước thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở làm cơ sở phê duyệt. Tuy nhiên, chủ đầu tư cần lưu ý trừ trường hợp người quyết định đầu tư có quy định khác tại quyết định đầu tư xây dựng. Đối với các bước thiết kế còn lại thì chủ đầu tư quyết định việc kiểm soát thiết kế theo quy định tại hợp đồng giữa chủ đầu tư với nhà thầu và quy định của pháp luật có liên quan..
Dự toán xây dựng được phê duyệt chỉ được điều chỉnh trong các trường hợp: Thay đổi tổng mức đầu tư hoặc thay đổi, bổ sung thiết kế không trái với thiết kế cơ sở hoặc thay đổi cơ cấu chi phí dự toán xây dựng nhưng không vượt tổng mức đầu tư xây dựng được phê duyệt. Việc điều chỉnh dự toán xây dựng công trình phải được thẩm định, phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng.
Việc điều chỉnh dự toán xây dựng các dự án sử dụng vốn khác do người quyết định đầu tư, chủ đầu tư quyết định
Việc xác định dự toán gói thầu thi công xây dựng là điều vô cùng cần thiết và quan trọng, đòi hỏi chủ đầu tư cần phải dự toán đúng theo các quy định của Pháp luật. Vì vậy, khi tiến hành xây dựng chủ đầu tư cần xem xét các gói dự toán trên để có thể hạn chế những thiếu sót xảy ra trong quá trình thi công.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn